Công Ty TNHH Khoa học
công nghệ Nông Nghiệp Làng Gióng

Công Ty TNHH Khoa học công nghệ Nông Nghiệp Làng Gióng

Quy trình xử lý chất thải rắn hữu cơ (ủ phân) tuần hoàn sinh học

Bài viết dưới đây Tuần Hoàn Xanh xin đươc chia sẻ quy trình xử lý chất thải rắn hữu cơ (ủ phân). Giúp bà con dễ dàng xử lý chất thải rắn một cách tuần hoàn và bảo vệ môi trường cùng chế phẩm sinh học R-LIFE.

Quy trình xử lý chất thải rắn hữu cơ (ủ phân) gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Thiết kế khu vực ủ phân

  • Xây dựng luống ủ có độ dốc 10-15% để thu nước rỉ ra từ đống ủ về bể lắng lọc, sau đó phần nước mặt sẽ được xả tràn sang bể sinh hóa (bể sục vi sinh).
  • Lắp đặt hệ thống cấp khí: Từ máy thổi khí một đường cấp vào dàn thổi khí dưới đáy đống ủ và một đường cấp vào bể sinh hóa (bể sục vi sinh)
  • Từ bể sục vi sinh, nước vi sinh được cấp lên dàn phun liên tục tưới cho đống ủ. dòng chảy của vi sinh sẽ tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín để đảm bảo cho quá trình sinh hóa diễn ra không bị gián đoạn.

Quy Trình Xử Lý Chất Thải Rắn Hữu Cơ (ủ Phân) Tuần Hoàn Sinh Học

Bước 2: Chuẩn hóa chất thải đầu vào.

  • Phối trộn các chất thải(phân gia súc, gia cầm, rác thải đồng ruộng: rơm, dạ, lõi ngô, chấu nghiền,… ) sao cho đống ủ có độ ẩm từ 50-55%, tỉ lệ C/N:25-30/1 (Cacbon/Nito).
  • Trong quá trình đảo trộn kết hợp phun đều chế phẩm sinh học R-LIFE đã nhân cấy thứ cấp vào đống ủ.

Quy Trình Xử Lý Chất Thải Rắn Hữu Cơ (ủ Phân) Tuần Hoàn Sinh Học

Bước 3: Cấp liệu vào khu vực ủ. 

  • Đưa chất thải đã được chuẩn hóa vào luống ủ.
  • Kích hoạt dàn thổi khí và dàn phun vi sinh cho đống ủ.

Quy Trình Xử Lý Chất Thải Rắn Hữu Cơ (ủ Phân) Tuần Hoàn Sinh Học

Quy Trình Xử Lý Chất Thải Rắn Hữu Cơ (ủ Phân) Tuần Hoàn Sinh Học

Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh quá trình ủ

  • Bổ sung dưỡng chất vi sinh và điều chỉnh hệ thống cấp khí để hệ vi sinh hoạt động tốt nhất. Tính liên tục và tuần hoàn của hệ thống giúp đảm bảo cho hệ vi sinh được đều đặn và ổn định trong quá trình lên men. 
  • Sau khoảng 3-5 ngày, đống ủ sẽ từ từ lên nhiệt, cho thấy vi sinh vật đang hoạt động phân giải mạnh . Nhiệt cao nhất có thể đạt 70 °C. Thời gian này hệ vi sinh vật phân giải chuyển hoá mạnh, cần theo dõi chặt chẽ để cấp vi sinh, dưỡng chất cùng nước cho phù hợp.
  • Sau khoảng 15-20 ngày, kiểm tra đống ủ nếu phân đã khô tơi xốp, đó là dấu hiệu của quá trình ủ đã thành công. Quy Trình Xử Lý Chất Thải Rắn Hữu Cơ (ủ Phân) Tuần Hoàn Sinh HọcQuy Trình Xử Lý Chất Thải Rắn Hữu Cơ (ủ Phân) Tuần Hoàn Sinh Học
  • Khi thu hoạch thành phẩm, chỉ thu 1/3 hoặc 1/2 để bớt lại ủ gối đầu cho mẻ sau. 
  • Quy trình ủ sẽ liên tục được thu phân thành phẩm ra và cấp liệu mới vào, tuân thủ nguyên lý tuần hoàn gối đầu để cho hệ vi sinh luôn duy trì không bị gián đoạn giúp quá trình chuyển hóa phân giải được tốt nhất. 

LƯU Ý:

Khi không có điều kiện lắp giàn thổi khí, ta phải thường xuyên đảo đống ủ để hỗn hợp được cấp đủ oxy cho hệ vi sinh hoạt động.

Công ty TNHH Khoa học công nghệ nông nghiệp Làng Gióng

Địa chỉ: Đổng Xuyên, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Điện thoại: 0934 688 868

Email: [email protected]

Fanpage: Chế phẩm R-life - Tuần hoàn sinh học 

Để lại bình luận

Scroll to Top