Đầu tiên, ta xác định vị trí trung tâm khu đất nhiễm độc để đào giếng. Sau đó xây dựng bể xử lý tại vị trí đó, với kích thước phù hợp với diện tích cần xử lý. Bể xử lý được trang bị máy sục oxy nano và thiết bị phun tưới. Khi nước từ giếng được bơm lên bể, ta sẽ kích hoạt hệ thống sục khí cùng hệ vi sinh và dưỡng chất để khởi đầu quá trình tạo sinh khối. Chúng ta sẽ luôn theo dõi và đảm bảo rằng hệ vi sinh trong bể đạt chuẩn, sau đó tiến hành phun tưới lên bề mặt theo cấu trúc hình xuyến.

Trong những ngày đầu, nước sẽ được phun tưới mạnh lên bề mặt. Nhờ vào trọng lượng riêng và lực hút của giếng, nước mang oxy ,và vi sinh sẽ ngấm dần vào đất. Nước đi tới đâu sẽ rửa trôi các độc tố và đẩy khí độc ra ngoài đồng thời cũng cấy hệ vi sinh vào đất. Tốc độ của quá trình này ban đầu sẽ diễn ra từ từ, phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm và cấu trúc của đất nơi đó. Tuy nhiên khi nước đã được hút trở lại giếng thì quá trình giải độc và nuôi dưỡng đất sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Nước sẽ liên tục rửa trôi và thanh tẩy các độc tố trong đất, đồng thời cung cấp hệ vi sinh để nuôi dưỡng đất. Nước tuần hoàn kín theo chu kỳ về bể xử lý, được xử lý lại tiếp tục bơm tưới lại. Hệ vi sinh nhờ có oxy hòa tan dần được cấy vào đất và cũng kích hoạt lại mạng lưới vi sinh vật có sẵn trong đất như nấm, tuyến trùng, động vật nguyên sinh vv ..Khi đất trở nên tơi xốp và chuyển sang màu nâu nhạt ta sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể của đàn giun, điều này cho thấy rằng hệ vi sinh vật và mạng lưới thức ăn đã được khôi phục, tiếp đó sẽ là sự xuất hiện sống động của các loài thực vật tạo dần thành thảm thực vật và đồng thời là sự xuất hiện dần của côn trùng, ong bướm.
Như vậy là mạng lưới thức ăn trong đất được hình thành. Thực vật sẽ quang hợp năng lượng nuôi mạng lưới thức ăn và ngược lại tạo thành vòng tuần hoàn kín thực vật tương tác hệ vi sinh vật sẽ biến khu vực đất ô nhiễm trở thành một hệ sinh thái đa dạng sinh học. Trong quá trình thực hiện ta luôn theo dõi sự tuần hoàn của nước và luôn quan sát kiểm tra bể xử lý, bổ sung vi sinh và dưỡng chất để đảm bảo hoạt động ổn định của quy trình.

Việc duy trì sự cân bằng và khả năng hoạt động hiệu quả của hệ vi sinh vật là vô cùng quan trọng để mô hình có thể phát huy tác dụng một cách tối đa.
Quy trình này cần được thực hiện theo kế hoạch và liên tục được theo dõi kiểm tra các tham số như nồng độ oxy, pH, độ ẩm và mức độ ô nhiễm trong bể xử lý. Nếu cần thiết, ta sẽ điều chỉnh lượng oxy và các chủng vi sinh để đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của quy trình.
Theo kinh nghiệm từ thực tế khi đàn giun xuất hiện ở mật độ dày là hệ vi sinh vật và lưới thức ăn trong đất được khôi phục. Tuy nhiên để an toàn ta cho cỏ tự nhiên phát triển tự do, cỏ tốt lên lại cắt và làm luôn lớp che phủ cũng như thức ăn cho hệ vi sinh vật. Cứ vậy vài lần để tính đa dạng sinh học được phong phú, chủ động không phụ thuộc đồng nghĩa với việc mô hình giải độc đã hoàn thành ta có thể yên tâm canh tác thứ ta cần.
Tóm lại đất hay sự sống trong đất là nền tảng căn bản cho sự sống của muôn loài. Chúng tôi tin rằng việc sử dụng mô hình tuần hoàn sinh học để giải độc và nuôi dưỡng đất là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường và phát triển một nền nông nghiệp bền vững, hướng tới sự cân bằng đa dạng sinh học của một hệ sinh thái, ổn định sự sống cho muôn loài.
Video hướng dẫn giải độc và nuôi dưỡng đất:
Chế phẩm sinh học LAGI 02 giúp giải độc và phục hồi đất: https://langgiong.vn/che-pham-vi-sinh-giai-doc-va-phuc-hoi-dat-lagi-02/