Dịch bệnh ám ảnh ngành chăn nuôi – Giải pháp đồng bộ từ cái nhìn tổng thể

DỊCH BỆNH ÁM ẢNH NGÀNH CHĂN NUÔI

(Giải pháp đồng bộ từ cái nhìn tổng thể)

Chăn nuôi công nghiệp ngày nay đang là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, thực trạng dịch bệnh tràn lan, hoành hành đang cản trở sự phát triển đó. Ngoài những tổn thất nghiêm trọng về kinh tế, dịch bệnh đang trở thành nỗi ám ảnh về tinh thần đối với ngành chăn nuôi.

Qua nhiều năm nghiên cứu thực trạng tại nhiều trang trại quy mô lớn, nhỏ trên khắp cả nước với sự phân tích đa chiều các yếu tố liên quan và cái nhìn tổng thể về nguyên nhân dịch bệnh. các nguyên nhân chủ yếu gây ra dịch bệnh như sau:   

  1. Ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi: Đa phần chất thải chưa có biện pháp quản lý và xử lý đúng cách để tồn đọng hoặc xả thải ra môi ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước, mạch nước ngầm, không khí, đây cũng chính là các ổ hại khuẩn, nguồn bùng phát và lan truyền phát tán dịch bệnh.
  2. Thức ăn đầu vào lạm dụng hóa chất, chất tăng trọng, gây rối loạn chức năng tiêu hóa, làm suy giảm miễn dịch khiến vật nuôi phát bệnh từ bên trong. Thức ăn không tiêu hóa hết cũng thải ra môi trường gây ô nhiễm
  3. Nuôi nhốt tập trung, mật độ cao làm vật nuôi mất khả năng tự tổng hợp các axit amin thiết yếu, khiến vật nuôi không cân bằng dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác:

        Thời tiết cực đoan, bão lụt, hạn hán.

        Dịch bệnh lây chéo từ các loài khác bên ngoài luôn trực chờ.

        Khâu quản lý, thiếu kiểm soát, tạo cơ hội bệnh dịch lan truyền.

        Một nguyên nhân cơ bản ít ai quan tâm đó là “phúc lợi tự nhiên” của động vật. Trong thế giới tự nhiên, điểm chung sự sống của muôn loài là đều cần năng lượng của đất trời, luôn biết cách tương tác với các loài trong chuỗi thức ăn để tự cân bằng, tồn tại và phát triển rất hiếm khi xảy ra dịch bệnh. Nuôi nhốt tập trung đã làm mất đi nguồn “phúc lợi tự nhiên” này và đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm mất cân bằng tự nhiên là nguồn cơn gây lên dịch bệnh.

 Từ thực trạng trên với cái nhìn tổng thể, chúng tôi nhận định chưa có giải pháp đồng bộ để phòng bệnh từ gốc, đa phần phát sinh bệnh rồi mới chữa ngọn nên hiệu quả rất hạn chế. Chúng tôi đã nghiên cứu, xây dựng và đưa ra 3 giải pháp đồng bộ để phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh nỗi ám ảnh cho ngành chăn nuôi.

  1.     Giải pháp xử lý môi trường – Chế phẩm sinh học R-LIFE 1: Quản lý chất thải, xử lý đúng cách không để tồn đọng và gây ô nhiễm môi trường xung quanh, đẩy lùi ổ nhóm hại khuẩn gây ra dịch bệnh.
  2.     Giải pháp hỗ trợ tiêu hóa – Chế phẩm sinh học R-LIFE 4: Men tiêu hóa enzym – vi sinh tự nhiên: Tối ưu hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch cho vật nuôi.
  3.     Giải pháp bổ sung dinh dưỡng – Chế phẩm sinh học R-LIFE 5: Axit Amin – vi sinh tự nhiên: Bổ sung axit amin thiết yếu, cân bằng dinh dưỡng, giúp vật nuôi nâng cao sức đề kháng và ổn định tăng trưởng.

Các nguyên nhân còn lại:

         Cần có kế hoạch cụ thể để thích ứng với thời tiết, sát sao phòng ngừa dịch bệnh lây nhiễm từ bên ngoài.

        Phúc lợi tự nhiên của vật nuôi là điều thiết yếu đẩy lùi dịch bệnh, nhưng cũng là chủ đề sâu rộng và nan giải cần sự quan tâm sâu sắc của tất cả các bên liên quan, nhất là những nhà lập pháp.

Kiểm soát dịch bệnh của ngành chăn nuôi là một đề tài vô cùng quan trọng, cấp thiết, nhưng không hề dễ dàng!

Chúng tôi hy vọng với bộ 3 sản phẩm R-LIFE sẽ là giải pháp đồng bộ từ cái nhìn tổng thể để phòng bệnh từ gốc và hạn chế tối đa những nguồn lây nhiễm từ ngoài vào trong và ngược lại, để đẩy lùi dịch bệnh.

Chúng tôi xin kêu gọi sự chung tay của nhiều cá nhân, tổ chức cùng đồng hành với chúng tôi, để cùng nhau khắc phục và kiểm soát dịch bệnh đang gây ra nỗi ám ảnh cho ngành chăn nuôi, từ đó góp phẩn duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội!

Công ty TNHH Khoa học công nghệ nông nghiệp Làng Gióng

Địa chỉ: Đổng Xuyên, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Điện thoại: 0934 688 868

Email: langgiong68@gmail.com

Để lại bình luận

Scroll to Top