Nội dung chính
Chăn nuôi thủy sản hiện đang là một ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ. Xuất khẩu thủy sản năm 2022 đã đạt con số kỷ lục 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với năm 2021 và vượt xa kế hoạch (nguồn: báo QĐND ngày 14/1/2023). Tuy nhiên, song song với việc phát triển thì luôn xảy ra hệ luỵ là ô nhiễm ao nuôi. Chính việc này cũng là yếu tố cốt lõi quyết định thành hay bại của ngành nghề. Việc xử lý ô nhiễm môi trường ao nuôi trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
I. Nguyên nhân ô nhiễm ao nuôi, ô nhiễm nước thải và giải pháp truyền thống:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định hai nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ao nuôi:
1. Ô nhiễm từ môi trường bên ngoài:
Xả thải không được kiểm soát, tác động của thiên tai và ô nhiễm tổng hợp từ môi trường xung quanh.
2. Ô nhiễm nội tại từ ao nuôi:
Sự phát triển chăn nuôi công nghiệp với lượng lớn cá thể, thức ăn chứa nhiều chất kích thích tăng trưởng chậm tiêu hóa, tạo nguồn phân thải rất lớn. Sự tích tụ chất thải ở đáy ao tạo môi trường kỵ khí cho nhóm hại khuẩn và dịch bệnh phát triển.
3. Các giải pháp truyền thống:
Hiện các giải pháp truyền thống đều không khắc phục được các tình trạng trên một cách triệt để như
- Dùng cơ chế tiêu diệt, sử dụng hóa chất diệt khuẩn (diệt được chủng có hại nhưng cũng diệt luôn nhiều chủng hữu ích)
- Các biện pháp sinh học đa phần sử dụng các chủng vi sinh chưa phù hợp, thiết bị cấp oxy cho ao nuôi cùng phương pháp vận hành chưa đúng nguyên lý tạo cho ao nuôi luôn bị tách lớp phân tầng khiến hệ vi sinh và oxy phân bố không đều, không xuống được đáy, chất thải không được phân giải, chuyển hóa sẽ luôn tồn đọng nơi đáy ao tạo môi trường kỵ khí cho nhóm hại khuẩn hoạt động gây nên dịch bệnh.
- Thiếu các biện pháp phòng ngừa độc hại từ bên ngoài một cách bài bản.
II. Phương pháp tuần hoàn sinh học – Giải pháp tối ưu:
- Chế phẩm sinh học R-LIFE được nhân lên tại bình nhân cấy tự động, hội tụ đầy đủ các chủng vi sinh hữu ích cùng vi sinh vật bản địa, kết hợp với thiết bị 2 trong 1 vừa cấp oxy vừa tạo dòng chảy luôn vận hành theo nguyên lý tuần hoàn giúp ao nuôi luôn chuyển động đồng nhất, đưa hệ vi sinh cùng oxy nano hiện diện đều khắp mọi nơi từ tầng nước mặt tới tầng nước đáy để chuyển hóa thanh lọc chất thừa và cân bằng hàm dưỡng chất trong ao nuôi.
- Chất thừa thải được lấy qua đường siphon đáy chuyển về bể tuần hoàn xử lý chuyển hoá triệt để chất thải rắn thành phân hữu cơ vi sinh, phần nước được tịnh hoá xử lý cân bằng các yếu tố được tuần hoàn lại cho ao nuôi.
III. Lợi ích của phương pháp tuần hoàn sinh học:
- Phân giải và loại bỏ chất độc và dư thừa trong ao nuôi.
- Duy trì môi trường ao nuôi luôn trong lành, đảm bảo cung cấp đủ oxy và dưỡng chất.
- Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thủy sản.
- Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
IV. Kết luận.
Phương pháp tuần hoàn sinh học đã được chúng tôi nghiên cứu và thực nghiệm nhiều lần. Đây là giải pháp toàn diện và hiệu quả cho việc xử lý ô nhiễm môi trường ao nuôi, giúp môi trường luôn cân bằng góp phần tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm được ổn định, giúp ngành nghề phát triển bền vững. Hy vọng đây sẽ là giải pháp được chia sẻ để lan tỏa tới nhiều vùng miền.
Công ty TNHH Khoa học công nghệ nông nghiệp Làng Gióng
Địa chỉ: Đổng Xuyên, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: 0934 688 868
Email: [email protected]
Fanpage: Chế phẩm R-life - Tuần hoàn sinh học