Phương pháp cải tạo đất hiệu quả bằng chế phẩm vi sinh

1. Tại sao vi sinh vật lại có khả năng cải tạo đất?

Vi sinh vật phân hủy và giải phóng các chất dinh dưỡng hòa tan ở trong đất

Vi sinh vật hữu ích sẽ phân hủy và giải phóng các chất dinh dưỡng từ những vật chất hữu cơ và từ vật liệu địa chất cơ bản. Trong đất, các chất khoáng như sắt, phốt-pho, canxi, kali,… thường bị giữ chặt trong các cấu trúc tinh thể rắn nên cây trồng khó hấp thu. Vi khuẩn và vi nấm sẽ sản sinh ra các loại enzym và axit hữu cơ để phân hủy các cấu trúc tinh thể này và giải phóng ra các chất dinh dưỡng. Vi khuẩn và nấm sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng này và sau đó chúng sẽ được tiêu thụ bởi một số loài sinh vật trong đất và sẽ được thải ra qua phân ở dạng dinh dưỡng hòa tan để cây trồng dễ hấp thu.

Vi sinh vật giúp hòa tan các chất dinh dưỡng để cây trồng hấp thu (nguồn: Soilfoodweb)

“Vấn đề của nông nghiệp không phải là thiếu dinh dưỡng mà là thiếu hệ vi sinh và các loài sinh vật hữu ích ở trong đất để làm cho các chất dinh dưỡng này trở nên dễ hấp thu. Vi sinh vật sẽ phân hủy và giải phóng từ từ các chất dinh dưỡng từ các vật liệu hữu cơ trong đất và chuyển hóa chúng thành dạng dễ tiêu để cây trồng dễ hấp thu theo nhu cầu của cây.” (TS. Elaine Ingham – chuyên gia Mỹ về vi sinh vật trong đất).

Vi sinh vật giúp hình thành và duy trì kết cấu của đất, làm đất tơi xốp

Các vi khuẩn hữu ích sẽ tiết ra các keo dính để kết dính với nhau và với các vật liệu hữu cơ cũng như các hạt đất, tạo thành hạt vi cấu trúc. Sau đó, các sợi vi nấm sẽ tiếp tục kết nối những hạt vi cấu trúc thành các khối gọi là hạt đại cấu trúc. Cứ như vậy, các hạt đất được hình thành và liên kết với nhau bởi hệ vi sinh vật và kết cấu đất được hình thành. Khi kết cấu đất được hình thành và duy trì, đất sẽ không bị rửa trôi bởi gió, mưa. Các chất dinh dưỡng và nước sẽ được giữ lại trong đất để cây trồng hấp thu, đồng thời giúp bộ rễ phát triển mạnh hơn và xuyên sâu hơn vào lòng đất.

Vi sinh vật làm tơi xốp đất, giúp tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng trong đất (Nguồn: Soilfoodweb)

Vi sinh vật hữu ích sẽ ức chế và đối kháng với sâu hại và mầm bệnh

Hầu hết các mầm bệnh là những loài vi sinh vật yếm khí (không cần oxy) nên chúng sẽ bị tiêu diệt trong điều kiện thoáng khí (có nhiều oxy). Đất có cấu trúc tơi xốp sẽ thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật hữu ích ở trong đất và sẽ ức chế, cạnh tranh với các vi sinh vật gây bệnh. Các vi sinh vật hữu ích thường tập trung quanh vùng rễ để thu nhận dinh dưỡng (đường) từ cây tiết ra. Khi số lượng lớn vi sinh vật hữu ích tập trung ở xung quanh rễ sẽ tạo thành hàng rào bảo vệ rễ, ngăn cản sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh cũng như tuyến trùng. Tương tự như vậy, khi phun các chế phẩm có chứa số lượng lớn vi sinh vật hữu ích lên lá, thân, hoa và quả thì chúng sẽ tạo thành lớp vỏ bọc bảo vệ cây, chống lại sự xâm nhiễm của sâu hại và mầm bệnh. Hơn nữa, khi cây được vi sinh vật cung cấp đầy đủ các dưỡng chất sẽ khỏe mạnh và tiết ra các chất để đề kháng tốt hơn với các loại sâu hại và mầm bệnh.

Vi sinh vật hữu ích tập trung quanh vùng rễ, tạo thành hàng rào bảo vệ rễ khỏi sự tấn công của mầm bệnh ((nguồn: Soilfoodweb)

Vi sinh vật hữu ích giúp thu giữ các-bon ở trong đất, tránh thất thoát vào không khí

Quá trình quang hợp của cây xanh sử dụng khí cacbonic (CO2) để tổng hợp thành các đường đơn, và sau đó cây sẽ cung cấp (khoảng 40%) lượng đường này để nuôi dưỡng hệ vi sinh vật cộng sinh ở vùng rễ. Vi khuẩn và nấm sẽ sử dụng nguồn thức ăn giàu các-bon này để sinh sôi. Như vậy, một lượng lớn các-bon được giữ lại trong các sợi vi nấm ở trong đất, tránh bị thất thoát, giảm gây hiệu ứng nhà kính.

Vi sinh vật giúp giữ lại một lượng lớn các-bon ở trong đất, tránh gây hiệu ứng nhà kính (nguồn: Soilfoodweb)

Vi sinh vật hữu ích ngăn cản sự phát triển cỏ dại

Thông thường cỏ dại bị ức chế khi amonia trong đất không được chuyển hóa thành dạng nitrate. Sự có mặt của vi nấm ở trong đất có vai trò ức chế sự phát triển của cỏ dại bởi vì vi nấm sẽ tiết ra các enzym có tính axit, sẽ làm giảm độ pH của đất (pH = 6), từ đó ức chế nhóm vi khuẩn chuyển hóa amonia thành nitrate.

Vi sinh vật hữu ích đã ức chế quá trình chuyển hóa amonia thành nitrate, từ đó ức chế cỏ dại (nguồn: Soilfoodweb)

Vi sinh vật phân hủy các chất độc tồn dư trong đất

Trong điều kiện hiếu khí, các vi khuẩn có thể phân hủy các loại thuốc trừ sâu và các chất thải tồn dư trong đất. Vi nấm cũng có khả năng phân giải và cô lập các chất gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, vi khuẩn và vi nấm có khả năng phân hủy chất độc tồn dư trong đất, biến đất nhiễm độc thành đất sạch.

2. Sử dụng chế phẩm vi sinh cải tạo đất như thế nào cho hiệu quả

Để cải tạo đất thành công, chúng ta nên lựa chọn chế phẩm vi sinh cải tạo đất LAGI02 (dạng bột và dạng nước) của Công ty TNHH KHCN Nông nghiệp Làng Gióng nghiên cứu và sản xuất.

Chế phẩm cải tạo đất LAGI 02 (dạng bột và dạng nước)
Chế phẩm cải tạo đất LAGI 02 (dạng bột và dạng nước)

Chế phẩm này được sản xuất dựa trên Quy trình lên men tuần hoàn không điểm dừng và sấy đảo không sinh nhiệt để hoàn thiện và làm giàu hệ vi sinh vật hữu ích và các chất dinh dưỡng cho phân giun đã đăng ký bằng Giải pháp hữu ích tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam với nhiều đặc tính ưu việt như:

  • Là sản phẩm 100% hữu cơ tự nhiên, rất an toàn và thân thiện với môi trường và con người
  • Chứa số lượng lớn vi sinh vật hữu ích có khả năng cải tạo đất
  • Hệ vi sinh vật trong chế phẩm vô cùng phong phú với đầy đủ các chủng loại khác nhau, bao gồm nhóm phân hủy các hợp chất, nhóm sinh tổng hợp các chất dinh dưỡng, và nhóm đối kháng với các mầm bệnh.
  • Chế phẩm có chứa rất nhiều loại enzym do vi sinh vật tiết ra giúp phân hủy nhanh các tồn dư
  • Chế phẩm có chứa các loại hóc-môn sinh trưởng tự nhiên do vi sinh vật tiết ra giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn
  • Chế phẩm rất an toàn, không chứa các mầm bệnh, còn chứa các loại kháng sinh tự nhiên do vi sinh vật tiết ra giúp tiêu diệt các loại mầm bệnh ở trong đất
  • Chế phẩm có pH trung tính nên giúp cân bằng lại pH đất, không làm đất bị chua, không làm cháy rễ, an toàn với cây trồng và môi trường sinh thái

Vi sinh vật cũng giống như các loài sinh vật khác, chúng cần có thức ăn, nước và oxy để sống và phát triển. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng, cần tạo các điều kiện phù hợp để kích thích hệ vi sinh vật hữu ích phát triển, cụ thể:

  • Bổ sung định kì chế phẩm vi sinh cải tạo đất và phân hữu cơ để đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng cho vi sinh vật hữu ích được duy trì và nhân lên.
  • Sau khi sử dụng chế phẩm, tiến hành che phủ các vùng đất trống bằng vật liệu hữu cơ dễ phân hủy với độ dày từ 5-7cm tùy theo mùa nhằm giúp duy trì độ ẩm, điều hòa nhiệt độ bề mặt đất, và kiểm soát cỏ dại, tránh xói mòn và rửa trôi.
  • Sử dụng chế phẩm vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát), tránh sự tác động trực tiếp của ánh nắng, gió hoặc mưa lớn.
  • Hạn chế tác động vào đất bằng các biện pháp làm đất cơ giới nhằm bảo tồn hệ vi sinh vật hữu ích và các chất dinh dưỡng, duy trì độ tơi xốp của đất, tránh làm đất bị nén chặt.
  • Hạn chế sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật vì các hóa chất này sẽ tiêu diệt hệ vi sinh vật và các loài sinh vật trong đất, đồng thời gây tồn dư trong thực vật.

Liên hệ công ty

Công ty TNHH KHCN Nông nghiệp Làng Gióng

Điện thoại: 0934.688.868    

Email: info@langgiong.vn

Công ty TNHH Khoa học công nghệ nông nghiệp Làng Gióng

Địa chỉ: Đổng Xuyên, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Điện thoại: 0934 688 868

Email: langgiong68@gmail.com

Để lại bình luận

Scroll to Top