Thành phần
– Vi sinh vật phân giải xenlulo không nhỏ hơn 1×106 CFU/g
– Chất mang hữu cơ: lượng vừa đủ
Công dụng
– Tăng tốc độ xử lý phân nhờ hàng tỷ lợi khuẩn
– Tăng hiệu quả phân hủy hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong phân
– Xử lý được hầu hết các loại phân gia súc gia cầm, các chất thải hữu cơ khác nhau
– Giúp chuyển hóa các chất hữu cơ thành chất mùn và các chất dinh dưỡng hòa tan
– Giúp tiêu diệt mầm bệnh và trứng giun sán
– Tăng khả năng bốc hơi nước, giảm độ phân thành phẩm
PHƯƠNG PHÁP NHÂN CẤY VI SINH THỨ CẤP TỪ CHẾ PHẨM GỐC LAGI
Nhân cấy vi sinh thứ cấp sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hoá khả năng sử dụng.
Bước 1: Chuẩn bị bình chứa 100 lít, 0.5kg chế phẩm LAGI 03, dưỡng chất (1kg rỉ mật hoặc 1kg đường, 200 gram muối biển), 30 lít nước sạch (không chứa clo), 1 máy sục khí 25w.
Bước 2: Hoà đều hỗn hợp cùng nước và cắm sục khí; bình nhân men được để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Bước 3: Sục khí liên tục 12 tiếng, men có màu vàng chanh, mùi thơm dịu là đạt chuẩn để nhân tiếp nhịp 2.
Bước 4: Cho thêm 50 lít nước sạch, 2kg rỉ mật và 200 gram muối biển. Sục khí thêm 8 tiếng, chế phẩm vi sinh thứ cấp được hình thành và đưa vào sử dụng (phun trực tiếp vào đống ủ hoặc pha thêm nước với tỉ lệ 1/10).
Bước 5: Duy trì bình men để sử dụng hàng ngày: Lấy ra ⅔ lượng men để sử dụng, bớt lại ⅓ lượng men trong bình sau đó bổ sung nước và dưỡng chất nhân cho các lần kế tiếp
PHƯƠNG PHÁP CHUẨN HOÁ CHẤT THẢI ĐẦU VÀO:
– Tỉ lệ C/N: 30/1

– Độ ẩm khoảng 60%
– Kích thước nguyên liệu: nghiền nhỏ 3-5 mm

– Chất thải động vật và rác thực vật vốn đa dạng và không đồng nhất nên ta cần phối trộn, điều chỉnh sao cho đồng nhất về tỉ lệ C/N khoảng 30:1, độ ẩm 55 – 60%, kích thước 3 – 5mm. Giúp cho hệ vi sinh vật chuyển hoá phân giải chất thải hữu cơ được thuận lợi nhất.
PHƯƠNG PHÁP VẬN HÀNH
Bước 1: Thiết kế khu vực ủ phân
– Xây dựng luống ủ có độ dốc 10-15°để thu nước rỉ ra từ đống ủ về bể lắng lọc, sau đó phần nước mặt sẽ được xả tràn sang bể sinh hóa (bể sục vi sinh).
– Lắp đặt hệ thống cấp khí: Từ máy thổi khí một đường cấp vào dàn thổi khí dưới đáy đống ủ và một đường cấp vào bể sinh hóa (bể sục vi sinh)

– Từ bể sục vi sinh, nước vi sinh được cấp lên dàn phun liên tục tưới cho đống ủ. dòng chảy của vi sinh sẽ tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín để đảm bảo cho quá trình sinh hóa diễn ra không bị gián đoạn.
Bước 2: Cấp liệu vào khu vực ủ
– Đưa chất thải đã được chuẩn hóa và được trộn đều với chế phẩm LAGI vào đống ủ
– Kích hoạt dàn thổi khí và dàn phun vi sinh cho đống ủ
Bước 3: Theo dõi và điều chỉnh quá trình ủ
– Bổ sung dưỡng chất vi sinh và điều chỉnh hệ thống cấp khí để hệ vi sinh hoạt động tốt nhất. Tính liên tục và tuần hoàn của hệ thống giúp đảm bảo cho hệ vi sinh được đều đặn và ổn định trong quá trình lên men.
– Sau khoảng 3-5 ngày, đống ủ sẽ từ từ lên nhiệt, cho thấy vi sinh vật đang hoạt động phân giải mạnh . Nhiệt cao nhất có thể đạt 70 °C. Thời gian này hệ vi sinh vật phân giải chuyển hoá mạnh, cần theo dõi chặt chẽ để cấp vi sinh, dưỡng chất cùng nước cho phù hợp

– Sau khoảng 15-20 ngày, kiểm tra đống ủ nếu phân đã khô tơi xốp, đó là dấu hiệu của quá trình ủ đã hoàn thành thành
– Khi thu hoạch thành phẩm, chỉ thu 1/3 hoặc 1/2 để bớt lại ủ gối đầu cho mẻ sau.
– Quy trình ủ sẽ liên tục được thu phân thành phẩm ra và cấp liệu mới vào, tuân thủ nguyên lý tuần hoàn gối đầu để cho hệ vi sinh luôn duy trì không bị gián đoạn giúp quá trình chuyển hóa phân giải được tốt nhất.
LƯU Ý NHỮNG ĐIỂM CỐT LÕI
– Ngoài việc nhân thứ cấp chế phẩm vi sinh ta có thể sử dụng pha 1kg chế phẩm với 100 – 150 lít nước rồi sử dụng luôn.
– Tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Nóng/ẩm/mưa/sương mù/áp suất khí quyển) để điều khiển quá trình lên men.
– Thường xuyên kiểm tra chất lượng men được nhân lên hàng ngày. Thấy hiện tượng bất thường trong quá trình sục khí nhân men, liên hệ ngay phía bên công ty cấp men để được tư vấn hỗ trợ kỹ thuật.
KẾT LUẬN
Với phương pháp ủ phân tuần hoàn sinh học này hy vọng sẽ là giải pháp bảo vệ môi trường tận dụng triệt để nguồn tài nguyên lớn tuần hoàn lại cho đất mẹ phát triển một hệ sinh thái bền vững.
Công ty TNHH Khoa học công nghệ nông nghiệp Làng Gióng
Địa chỉ: Đổng Xuyên, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: 0934.688.868
Email: info@langgiong.vn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.